Monday, January 25, 2010

Đọc Phan Việt

Nhân đọc ké "Nước Mỹ, nước Mỹ" của Phan Việt ở đây, ghi lại mấy nhận xét linh tinh.

Lần đầu đọc Phan Việt là "Tiếng Người". Truyện này phải đọc lướt qua nhiều đọan nếu không muốn "bored to death" và bỏ ngang. Ví dụ như đọan tả giấc mơ sau khi ngủ dậy của M, nhân vật nữ chính, trong đó cô ta mơ thấy một "tầng nước hơi đỏ bao quanh trái đất, cách khỏang độ hai chục mét thôi", có cá và cả rùa bơi gần tầng nước đó. BORING ! Hy vọng tìm thấy một hình ảnh ẩn dụ hay một symbol gì đó từ giấc mơ này chăng? Gosh, và cái khỏang cách "độ hai chục mét" từ tầng nước đến mặt đất - mô tả tỉ mỉ để làm gì ?

Cuối cùng vẫn đọc xong. Đọc cho biết. Đọng lại duy nhất từ "Tiếng người"là chi tiết này "Buổi sáng, anh dậy sớm là phẳng phiu chiếc áo sơmi trắng và sport suit. Nhìn miếng lụa bóng màu tím thêu nổi mấy chữ Ralph Lauren phía trong, anh có một cảm giác thỏa mãn lặng lẽ và lạnh lùng. "

Hồi trước, khỏang những năm 90s, trong Nam có Phan Triều Hải, tiên phong và tiêu biểu cho một kiểu viết nhàn nhạt, làm dáng và khoe mẽ. Đọc "Tiếng người" xong, tôi xếp Phan Việt chung thuyền với Phan Triều Hải.

Ở "Nước Mỹ, nước Mỹ", phong cách viết cuốn hút hơn hẳn, mặc dù Phan Việt vẫn tiếp tục cho vào những Degas, Salvador Dali, Renoir, Chopin, Rachmaninov, Bach và Verdi (trong "Tiếng Người") hay Nietzche, Aristotle, Karl Popper, Soren Kierkegaard, John Rawls, Herbert Spencer (trong "Nước Mỹ, nước Mỹ") để trang trí cho nhân vật chính của mình.

Có những người càng viết càng hay. Hy vọng Phan Việt là một người như vậy.

8 comments:

  1. Chị nhắc em mới nhớ, truyện Tiếng Người quá chán, giờ em ko nhớ nó viết về cái gì, và đúng là đọc lướt qua chíu chíu như đạn bay luôn. Đại khái nhân vật nam tự dưng đi theo một cô gái nào đó fải ko ta? Em cảm thấy như là bản copy của ông nhà văn Nhật Murakami vậy á.

    ReplyDelete
  2. Đúng gòi, theo cô áo đỏ đó, nhớ chưa?

    Thử đọc "Nước Mỹ, nước Mỹ" theo cái link ở trên đi nhỏ. Mà cũng phải lướt một vài đọan à nha.

    ReplyDelete
  3. Hoi Phan Viet con viet tan van/tap but thi hay (post tren Thang Long) Sau nay ra sach thi lai do+? ha(?n.

    ReplyDelete
  4. em doc Tieng nguoi, chang hieu gi ca, vi doc dut quang va khong chu tam(em da mua sach ve la phai doc bang het)=>khong co gi thu vi, roi ram qua

    Nuoc My nuoc my thi em doc cach day hon 1 nam, thay hay va co an tuong boi 1 vai chi tiet, tuy nhien bay gio thi em khong doc lai no vi no toat ra 1 cai gi do rat tieu cuc ;D.

    ReplyDelete
  5. @White Linen: Đúng là đọc "Tiếng Người" không có gì thú vị. Chị không thấy nó rối rắm mà ngược lại - đơn giản và nông cạn. Không hiểu sao chị thấy 2 nhân vật chính trong truyện rất là "kịch", không thật.

    Chưa đọc cả tập truyện "Nước Mỹ, nước Mỹ", chị chỉ mới đọc có mỗi truyện ở trên. Có thể cái mà em cảm nhận là tiêu cực lại là cái mà chị cho là gần gũi với cuộc sống và có thể chia sẻ được, từ những trải nghiệm cuộc sống của bản thân, và đó là lý do chị thích truyện ngắn này.

    ReplyDelete
  6. Em chưa đọc Tiếng Người, nhưng đọc Nước Mỹ Nước Mỹ lại thấy đồng cảm - hoặc do mình đã từng trải qua một số tình huống tương tự trong truyện, còn lại chứng kiến ở ai đó/đâu đó hoặc biết tới qua lời kể của bạn bè. Em ở Mỹ chỉ mới vài năm, em nghĩ nước Mỹ lột tả trong tập truyện này thuộc góc nhìn của một người đã ở Mỹ một vài năm, nhưng với người đã ở gần tới hơn chục năm chắc chắn nó sẽ khác.

    ReplyDelete
  7. Chị lại không hề để ý đến góc nhìn nước Mỹ như thế nào, i.e. từ một người đã ở Mỹ lâu hay chỉ ở Mỹ được vài năm. Chị chỉ thấy, như em nói ở trên, đồng cảm với những gì mô tả trong truyện ngắn "Nước Mỹ, nước Mỹ".

    Duy nhất có một chỗ đề cập đến nước Mỹ đọc đến thấy dị ứng. Đó là "...thế giới bây giờ chỉ còn châu Á là mới lạ, châu Âu thì già sắp chết, nước Mỹ thì nạ dòng, châu Phi coi như bỏ đi". Chỗ này đọc lên nghe nó rởm rởm, thối thối, cho dù nhét vào mồm bất cứ nhân vật nào trong truyện.

    ReplyDelete
  8. Chị, hồi còn quởn đãi ở VN em có đọc của Phan Triều Hải, Phan Việt thì em chưa đọc. Em không thích đọc giọng văn của Hải vì em k có cảm xúc. Em sợ văn nguyễn ngọc tư vì nó quặn trong người, em thích văn của Dương Thụy, tưng tửng, nhẹ nhàng.

    ReplyDelete